Saturday, February 1, 2020

SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC BAN MÊ THUỘT


Sơ lược về Trường Trung Học Ban Mê Thuột

1955 - Trường Nguyễn Trường Tộ


Được thành lập vào năm 1955, Trung Học Ban Mê Thuột là trường Trung học Việt ngữ đầu tiên tại tỉnh Darlac. Ban đầu trường có tên là trường Nguyễn Trường Tộ dưới sự điều hành của Thầy Hiệu trưởng Đỗ Trọng Thạc. Lúc đầu trường chỉ có duy nhất một lớp Đệ thất gồm khoảng 40 học sinh tuyển từ trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Vì chưa có trường sở nên nhà trường phải mượn đỡ một phòng trong khuôn viên của trường Nguyễn Du làm lớp học và Thầy Hiệu trưởng Đỗ Trọng Thạc phải kiêm nhiệm mọi công việc từ giáo sư dạy đủ mọi môn cho đến tùy phái, thư ký.



Qua năm 1956, trường có thêm lớp Đệ Lục. Sau đó, trường  phải dời lên một căn nhà sàn hai phòng cũng trong khuôn viên trường Nguyễn Du. Việc lên xuống nhà sàn khá khó khăn nên sau đó trường dời đến học tạm tại trường Sư Phạm Cao Nguyên vừa mới xây xong, chưa có học sinh. Trường Nguyễn Trường Tộ đóng đô ở đây khá lâu. Khi bắt đầu có lớp Đệ tứ vào năm 1958, trường lại dời đến khách sạn Nicolas, một khách sạn khá lớn nằm gần Ty Ngân khố và Biệt điện Bảo Đại trên đường Thống Nhất.
Năm 1969, Thầy Nguyễn Phước Quang về nhậm chức Hiệu trưởng. Cuối năm 1971, Thầy Quang lại chuyển nhiệm sở và Thầy Lê Văn Tùng lên thay thế.
Nối tiếp các vị tiền nhiệm, Thầy Lê Văn Tùng (1971-1975) tiếp tục cải thiện mọi điều kiện để trường trở thành một ngôi trường rộng lớn đầy đủ tiện nghi với thư viện, phòng thí nghiệm, sân thể thao, phòng sinh hoạt văn nghệ cùng nhiều lớp huấn nghệ như Canh nông, Kế toán, Đánh máy, Kỹ nghệ họa, Mỹ thuật họa… Việc đáng nhớ nhất là năm 1974 trường đã phát hành tập Kỷ Yếu đầu tiên. Tập kỷ yếu này đã trở thành một kỷ niệm thật quý báu mà các cựu học sinh của trường lúc bấy giờ vẫn còn nâng niu cất giữ cho đến ngày hôm nay.

1959 - Trường Trung Học Ban Mê Thuột
Sau khi Thầy Đỗ Trọng Thạc đổi về Biên Hòa, Thầy Phạm Văn Đồng về làm Hiệu trưởng năm 1958. Trong thời gian tại chức, Thầy Đồng đã dốc nỗ lực vào việc xây dựng trường ốc trên đường Hùng Vương, tại vị trí mà trường tọa lạc hiện nay. Đầu niên học 1959-1960, trường Nguyễn Trường Tộ sát nhập với trường Trung học Y Jut để thống nhất chương trình dạy Việt ngữ và đổi tên thành Trung học Ban Mê Thuột. Trường Trung học Y Jut, nguyên thủy là Lycée Sabatier thành lập từ năm 1946, là một trường dạy tiếng Pháp mà đa số học sinh là người Rhadé. Hiệu trưởng của trường lúc bấy giờ là Thầy Đỗ Đức Riệu. 
Sau bao cố gắng xây dựng cho trường ốc càng ngày càng khang trang hơn, Thầy Phạm Văn Đồng rời nhiệm sở về Sài Gòn năm 1962 và trao trách nhiệm lại cho Thầy Nguyễn Khoa Phước. Kế nhiệm Thầy Nguyễn Khoa Phước là Thầy Nguyễn Khoa Tuấn. Thầy Nguyễn Khoa Tuấn là người giữ cương vị Hiệu trưởng ở trường Trung Học Ban Mê Thuột lâu nhất (1964-1969) và có lẽ cũng khổ công không kém các vị Hiệu trưởng tiền nhiệm vì trong giai đoạn này, Trung Học Ban Mê Thuột đã tiến từ một trường Trung học bình thường tới việc kiện toàn mọi khía cạnh, chỉnh trang cơ sở vật chất để trở thành một trong 10 trường Trung học Tổng hợp trong toàn miền Nam.


1968 - Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột 
Năm 1968, trường được áp dụng chương trình giáo dục tổng hợp và được đổi tên thành Trường Trung học Tổng hợp Ban Mê Thuột. Chương trình giáo dục tổng hợp là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewy và được James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ. Chương trình này chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v... nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù có thể đem ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Chương trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường ở những nơi khác, kể cả trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột.




QUÝ VỊ GIÁO SƯ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC THBMT
(cho đến tháng 3 năm 1975)
1.                  Cố Giáo Sư Nguyễn Đình An (Giáo sư Vạn Vật)
2.                  Thầy Thái Bình An (Giáo sư Địa Lý
3.                  Cố Giáo sư Lê Quí Ánh
4.                  Thầy Nguyễn Đình Anh (Giáo sư Việt Văn)
5.                  Thầy Nguyễn Văn Bách (Giám thị)
6.                  Thầy Tôn Thất Viễn Bào (Giáo sư Anh Văn)
7.                  Thầy Hoàng Văn Bát
8.                  Cô Nguyễn Thị Bê (Giáo sư Việt Văn)
9.                  Thầy Cao Bính (Giáo sư Sử Địa)
10.              Cô Nguyễn Dziễm Bình (Giáo sư Vạn Vật)
11.              Pierre Marie Briuh (Giáo sư Pháp Văn)
12.              Cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Các (Giáo sư Pháp Văn)
13.              Thầy Michael Call
14.              Cô Hồng Thị Ngọc Cầm (Giáo sư Việt Văn)
15.              Thầy Trần Xuân Cảnh (Giám thị)
16.              Cô Lê  Thị Chanh
17.              Thầy Bùi Dương Chi (Giáo sư Anh Văn)
18.              Cô Bùi Thị Minh Châu 
19.              Thầy Ngô Thanh Châu (Giáo sư Sử Địa)
20.              Cô Nguyễn Thị Trân Châu  (Giáo sự Sử Địa)
21.              Thầy Nguyễn Đình Chung (Giáo sư Toán)
22.              Cô Nguyễn Thị Quỳnh Cư (Giáo sư Lý Hóa)
23.              Thầy Bảo Cự (Giáo sư Việt Văn)
24.              Cô Phạm Thị Phương Cúc (Giáo sư Vạn Vật)
25.              Thầy Vũ Văn Dần (Giáo sư Âm Nhạc)
26.              Cô Bùi Thị Dậu
27.              Thầy Võ Viết Di (Giáo sư Anh Văn)
28.              Cô Diana D. Bùi (Giáo sư Anh Văn)
29.              Cố Giáo sư Nguyễn Diêu (Giáo sư Sử Địa)
30.              Cô Hoàng Thị Lệ Dung (Giám thị)
31.              Thầy Nguyễn Đình Dũng (Giáo sư Toán và Lý Hóa)
32.              Thầy Nguyễn Hữu Dung (Giáo sư Lý Hóa)
33.              Thầy Nguyễn Kim Dũng (Giáo sư Việt Văn)
34.              Cố Giáo sư Nguyễn Thị Dung
35.              Cô Trần Thị Tâm Đan  (Giáo sư Pháp Văn)
36.              Thầy Chế Minh Điền (Giáo sư Anh Văn)
37.              Cố Giáo sư Dương Quang Định (Giáo sư  Toán và Lý Hóa)
38.              Cô Trần Thị Kim Đính (Giáo sư Vạn Vật)
39.              Cố Giáo sư Nguyễn Đăng Đĩnh (Giáo sư Anh Văn)
40.              Thầy Phạm Ngọc Đĩnh (Giáo sư Pháp Văn)
41.              Thầy Trần Sỹ Đính (Giáo sư Vạn Vật)
42.              Thầy Vũ Đăng Độ (Giáo sư Anh Văn)
43.              Thầy Phạm Văn Đồng (Giáo sư Hiệu trưởng Trung Học Ban Mê Thuột 1958-1962) 
44.              Thầy Huỳnh Gia Đức (Cố Tổng Giám Thị)
45.              Cố Giáo sư Đặng Đương (Giáo sư Sử Địa)
46.              Thầy Lương Em (Giáo sư Toán)
47.              Thầy Đỗ Minh Giảng (Giáo sư Pháp Văn, Tổng giám thị 1966-1967)
48.              Thầy Nguyễn Giõng (Giáo sư Việt Văn và Triết)
49.              Thầy Nguyễn Bắc Hà (Giáo sư Anh Văn)
50.              Thầy Đặng Ngọc Thanh Hải (Giáo sư Anh Văn) 
51.              Thầy Hoàng Đình Hàn (Giáo sư Toán & Lý Hóa)
52.              Thầy Lương Duyên Hãn (Giáo sư Lý Hóa)
53.              Thầy Nguyên Hạnh
54.              Cô Võ Thị Hảo (Giáo sư Sử Địa)
55.              Cố Giáo sư Phạm Văn Hay (Giáo sư Công dân)
56.              Cố Giáo sư Trần Đắc Hiền (Giáo sư Anh văn)
57.              Thầy Trần Đại Hiền (Giáo sư Anh Văn) 
58.              Thầy Lý Quân Hiếu (Giáo sư Sử Địa)
59.              Cố Giáo sư Hiưpp (Giáo sư Pháp Văn)
60.              Cô Lê Ngọc Hòa (Giáo sư Việt Văn)
61.              Cô Nguyễn Ngọc Hòa (Giáo sư Toán)
62.              Cố Giáo sư Lương Thanh Hoàng (Giáo sư Sử Địa)
63.              Thầy Ngô Xuân Hoàng (Giáo sư Toán và Lý Hóa)
64.              Cố Giáo sư Nguyễn Hoàng (Giáo sư Kế Toán và Đánh Máy)
65.              Cô Nguyễn Thị Hồng (Giáo sư Việt Văn)
66.              Thầy Phạm Hy Hồng (Tổng giám thị 1958-1962)
67.              Thầy Nguyễn Quốc Hùng (Giáo sư Công Dân)
68.              Cô Phạm Thị Minh Hưng (Giáo sư Vạn Vật)
69.              Thầy Nguyễn Văn Hường (Giáo sư Toán)
70.              Cô Võ Thị Như Hường (Giáo sư Công Dân)
71.              Thầy Hồ Đức Huy (Giáo sư Sinh Vật)
72.              Thầy Nguyễn Thế Huy (Giáo sư Việt Văn)
73.              Cố Giáo sư Nguyễn Văn Khang (Giáo sư Việt Văn)
74.              Cố Giáo sư Chung Phước Khánh (Giáo sư Việt Văn)
75.              Thầy Hứa Hữu Khánh (Giáo sư Toán)
76.              Cố Giáo sư Lê Văn Khánh (Giáo sư Pháp Văn)
77.              Thầy Nguyễn Xuân Khánh (Giáo sư Anh Văn)
78.              Thầy Phạm Đỗ Khiêm
79.              Cô Nguyễn Thị Suối Kiết (Giáo sư Anh Văn)
80.              Thầy Mai Xuân Kính (Giáo sư Lý Hóa)
81.              Thầy Y Het Kpơr (Giám thị)
82.              Thầy Lê Viết Lâm (Giáo sư Công Dân)
83.              Thầy Nguyễn Ngọc Lâm (Phó Tổng giám thị)
84.              Thầy Nguyễn Lan (Giáo sư Sử Địa)
85.              Cô Huyền Tôn Nữ Thị Ngọc Lan (Giáo sư Lý Hóa)
86.              Cô Lê Thị Như Lang 
87.              Thầy Nguyễn Văn Lễ (Giáo sư Pháp Văn)
88.              Thầy Nguyễn Đình Liễn (Tổng giám thị)
89.              Cô Nguyễn Thị Liên
90.              Thầy Võ Ngọc Lô (Giáo sư Lý Hóa)
91.              Cô Phạm Thị Kim Loan (Giáo sư Toán)
92.              Thầy Đồng Văn Long (Giáo sư  Việt Văn)
93.              Thầy Trần Như Mật (Giáo sư Toán)
94.              Thầy James Pruess  (Giáo sư Anh Văn)
95.              Cô Phạm Thị Mười (Giáo sư Việt Văn)
96.              Cô Nguyễn Thị Mỹ (Giáo sư Anh Văn)
97.              Cố Giáo sư Huỳnh Nam (Giáo sư Lý Hóa)
98.              Thầy Nguyễn Hoàng Nga (Giáo sư Pháp Văn) 
99.              Cô Phù Thị Nga 
100.          Cô Phạm Thị Nguyệt Nga (Giáo sư Sử Địa)
101.          Thầy Đinh Ngân (Giáo sư Kế Toán)
102.          Thầy Tô Phùng Nghiệp (Cố Giáo sư Toán, Lý Hóa và Nhạc)
103.          Cố Giáo sư Nguyễn Văn Ngoạn (Giáo Sư Pháp Văn)
104.          Cố Giáo sư Phan Ngọc (Giáo sư Toán-Lý Hóa)
105.          Cố Giáo sư Nguyễn văn Ngự (Giáo sư Việt Văn, Phụ tá Giám Học 1969-1970)
106.          Cô Nguyễn Thị Đào Nguyên (Giáo sư Nữ Công Gia Chánh)
107.          Cố Giáo sư Nguyễn Văn Nhạc (Giáo Sư Lý Hóa) 
108.          Thầy Lê Thanh Nhàn (Giáo sư Công Dân, Toán)
109.          Thầy Đỗ Duy Nội (Giáo sư Pháp Văn)
110.          Cô Đặng Thị Phấn
111.          Cô Nguyễn Thị Phấn (Giáo sư Việt Văn)
112.          Thầy Phạm Thanh Phong (Giáo sư Toán) 
113.          Cô Nguyễn Thị Phú (Giáo sư Công Dân)
114.          Thầy Nguyễn Văn Phúc (Giáo sư Toán)
115.          Thầy Lê Phùng 
116.          Thầy Nguyễn Đình Phước (Giáo sư Toán)
117.          Thầy Trần Đình Phước (Giáo sư Vạn Vật)
118.          Thầy Nguyễn Khoa Phước ( Hiệu trưởng trường Trung Học Ban Mê Thuột từ 11/1962-12/1963).
119.          Cố Giáo sư Phạm Văn Phước (Giáo sư Vạn Vật)
120.          Cô Nguyễn Thị Hồng Phượng (Giáo sư Anh Văn)
121.          Cô Tôn Nữ Diệm Phương (Giáo sư Anh Văn)
122.          Thầy Nguyễn Phước Quang (Hiệu trưởng Trung Học THBMT 1969-1971)
123.          Cố Giáo sư Nguyễn Huy Quang (Giáo sư Hội Họa)
124.          Thầy Đặng Kim Quy
125.          Cô Nguyễn Thị Quýt
126.          Thầy Đỗ Đức Riệu (Hiệu trưởng Trung Học Y Jut, 1955-1957)
127.          Cố Giáo sư Phú Thành Sang (Giáo sư Pháp Văn) 
128.          Thầy Đào Văn Sơn (Giáo sư Anh Văn)
129.          Thầy Ngô Thanh Sơn (Giáo sư Anh Văn)
130.          Thầy Thân Trọng Sơn (Giáo sư Pháp Văn) 
131.          Thầy Võ Thanh Sum (Giáo sư Sử Địa) 
132.          Cô  Dương Thị Ngọc Sương(Giáo sư Sử Địa)
133.          Thầy Võ Quý Sỹ (Giáo sư Toán)
134.          Thầy Lê Tấn Tài 
135.          Cô Nguyễn Thanh Tài
136.          Thầy Trần Tấn Tài (Đánh máy) 
137.          Thầy Đỗ Công Tâm (Giáo sư Công Dân )
138.          Thầy Dương Hiển Tấn (Giáo sư Toán & Lý Hóa) 
139.          Thầy Đỗ Trọng Thạc (Hiệu trưởng Trung Học Nguyễn Trường Tộ, 1955-1957)
140.          Cô Trần Thị Thái (Giáo sư Toán)
141.          Cố Giáo sư Nguyễn Văn Thắng (Giáo sư Thể Dục) 
142.          Thầy Đỗ Phước Thanh
143.          Thầy Lê Đình Thanh (Giáo sư Việt Văn)
144.          Thầy Nguyễn Thành (Giáo sư Việt Văn)
145.          Cô Phạm Thị Ngọc Thanh (Giáo sư Pháp Văn)
146.          Cô Tôn Nữ Diệu Thanh (Giáo sư Việt Văn)
147.          Thầy Trần Văn Thịnh (Giáo sư Sử Địa)
148.          Thầy Trần Hữu Thọ (Giáo sư Pháp Văn)
149.          Cố Giáo sư Nguyễn Đức Thông (Giáo sư Triết)
150.          Cô Lê Thị Trung Thư
151.          Cô Phạm Thị Kim Thu (Giáo sư Sử) 
152.          Thầy Nguyễn Văn Thụ (Giáo sư Hán Văn)
153.          Thầy Thái Thu Thuận
154.          Cô Nguyễn Thị Thưởng (Giáo sư Anh Văn) 
155.          Cô Lâm Thị Thu Thủy (Giáo sư Toán) 
156.          Thầy Trần Hữu Thủy
157.          Thầy Bùi Tiến (Giáo sư Vật Lý)
158.          Cô Nguyễn Thị Tiên (Giáo sư Việt Văn) 
159.          Cố Giáo sư Vũ Đình Tiến (Giáo sư Lý Hóa, Vạn Vật) 
160.          Cố Giáo sư Lê Văn Toàn (Giáo sư Việt Văn)
161.          Cố Giáo sư Cung Kim Trạch (Giám học, 1967-1973)
162.          Cố Giáo sư Nguyễn Duy Trại (Giáo sư Việt Văn)
163.          Thầy Tôn Thất Trai
164.          Cô Trương Thị Kim Trâm (Giáo sư Việt Văn)
165.          Cô Hồ Thị Oanh Trảo (Giáo sư Việt Văn)
166.          Thầy Trần Văn Trí
167.          Thầy Hoàng Trọng (Giáo sư Lý Hóa)
168.          Thầy Lê Thừa Trứ (Giáo sư Lý Hóa) 
169.          Thầy Nguyễn Văn Trúc (Giáo sư Anh Văn)
170.          Thầy Nguyễn Đình Tuấn (Giáo sư Triết)
171.          Thầy Nguyễn Khoa Tuấn (Hiệu trưởng Trung Học Ban Mê Thuột, 1964-1969)
172.          Thầy Lê Văn Tùng (Hiệu trưởng Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, 1971-1975, Giáo sư Vạn Vật, 1962-1975) 
173.          Thầy Nguyễn Thanh Tùng (Giáo sư Toán)
174.          Cô Đỗ Thị Tươi 
175.          Thầy Vũ Quang Tường (Giáo sư Toán)
176.          Thầy Lương Tỷ
177.          Thầy Nguyễn Văn Tỷ (Giáo sư Pháp Văn)
178.          Cố Giáo sư Nguyễn Đình Uyên
179.          Cô Nguyễn Thụy Vân
180.          Cố Giáo sư Lê Xuân Viên (Giáo sư Toán)
181.          Thầy Bùi Thế Vĩnh (Giáo sư Toán, Phụ tá Giám Học 1972-1973, Giám học 1973-1975)
182.          Cô Bùi Thị Vinh (Giáo sư Việt Văn)
183.          Thầy Trương Vinh (Giáo sư Toán & Lý Hóa, Phụ tá Giám học 1971-1972)
184.          Thầy Nguyễn Hồng Vũ
185.          Cố Giáo sư Trần Thế Vũ (Giáo sư Toán.
186.          Cố Giáo sư Nguyễn Văn Vui (Giáo sư Pháp Văn) 
***

Một số nhân viên của trường trước tháng 3-1975

1.                  Ông Bảo (Cai trường)
2.                  Ông Phan Bính (Cai trường)
3.                  Ông Y Chôn (Gác trường)  
4.                  Cô Hoàng Thị Lệ Dung (Giám thị)
5.                  Ông Vũ Bá Đính (Nhân viên tạp dịch) 
6.                  Ông Nguyễn Hoàng (Thư ký)
7.                Ông Võ Văn Kiếm (một trong những người trợ lý đầu tiên của Thầy HT Phạm Văn Đồng). Từ trần ngày 1 tháng 7 năm 2019.
8.                 Ôn Liư (Phụ trách Kế toán, làm lương cho Giáo sư)
9.                 Cô Phú (Thư ký)
10.              Ông Nguyễn Đình Tấn (Y tá)  
11.              Ông Bùi Văn Tựu (Tài xế)
12.              Cô Trần Thị Hồng Y (Thư ký)